Cơ bản về nhà thông minh Apple HomeKit: chủ yếu cho ifan, rất dễ kết nối
Mình bước vào hệ sinh thái Apple HomeKit bằng một món đồ rất đơn giản: ổ điện thông minh của hãng Koogeek. Trước giờ mình đã dùng hệ sinh thái của Xiaomi smarthome rồi, cũng đã dùng quen Google Home rồi nên muốn thử xem Apple làm trò gì trong mảng nhà thông minh và liệu nó có dễ dùng như Google hay Xiaomi không. Đây là một số thông tin cơ bản mình tìm hiểu được, bạn nào có ý định chơi đồ smarthome Apple HomeKit thì tham khảo nhé.
HomeKit tính ra cũng rất đa dạng, có chuông cửa, có camera an ninh, công tắc thông minh, bóng đèn, dây đèn LED, loa thông minh, thậm chí gần đây tích hợp được cả vào TV... Về mức độ đa dạng thì không thua kém gì các sản phẩm có hỗ trợ Google Home hay Amazon Alexa đâu. Về số lượng mẫu mã thì có ít hơn và cũng ít hãng tham gia làm đồ HomeKit do Apple thúc đẩy hệ sinh thái này sau Amazon và sau Google khá lâu.
Tại Việt Nam đồ HomeKit rất khó kiếm chứ không sướng như anh em ở Mỹ và Châu Âu có thể nhanh chóng mua từ Amazon. Không biết sau này khi nhu cầu tăng lên thì có dễ hơn không nhưng hiện tại không nhiều chỗ có bán đồ smarthome hỗ trợ HomeKit. Như cái ổ Koogeek của mình,, mình mua ở Insitu.vn, và phải đi lùng khá nhiều mới tìm được.
Trước khi dùng được các món đồ smarthome, bạn phải kết nối chúng vào mạng (mạng local nội bộ, hoặc Internet) theo một cách nào đó, không chỉ riêng Apple hay Google hay Xiaomi gì cũng thế thôi.
Điểm khác biệt của đồ Apple HomeKit đó là mỗi thiết bị bán ra sẽ có một mã in trên giấy hoặc vỏ hộp. Bạn chỉ cần cắm điện cho thiết bị, dùng app Home trên iPhone, iPad để quét mã này là xong. Các khâu thiết lập khác sẽ được tự động thiết lập, bạn gần như không phải làm gì để kết nối được đồ smarthome vào Wi-Fi! Password Wi-Fi cũng không cần nhập, vì iPhone, iPad của bạn sẽ chia sẻ mật khẩu đó với thiết bị smarthome, đúng là đồ nhà trồng có khác, can thiệp được sâu ơi là sâu. Bạn xem video ở trên của mình sẽ rõ hơn.
Trong khi đó với hệ sinh thái Xiaomi hay Google thì bạn phải nhập password Wi-Fi thủ công, và đôi khi phải làm thêm vài bước khác để thiết bị thông minh của mình có thể kết nối được vào mạng. Lý do là app Google hay Xiaomi không thể chui vào hệ thống để lấy password Wi-Fi được.
Sau khi đã cho thiết bị vào mạng, bạn có thể dùng app Home để điều khiển gần như mọi chức năng của thiết bị, và bạn cũng không cần cài thêm app riêng của nhà sản xuất luôn (nếu muốn cài thì vẫn được thôi không sao). Chỉ riêng với một số thiết bị đặc biệt với các tính năng đặc thù thì mới cần cài thêm app của nhà sản xuất, còn với những món đồ đơn giản như bóng đèn, ổ cắm thông minh thì chỉ cần app Home của Apple là đủ.
Hãy nhìn sơ đồ bên dưới:
Đây là cách hoạt động của HomeKit khi bạn điều khiển từ trong nhà (điện thoại, máy tính Mac, loa Apple có kết nối với mạng Wi-Fi ở nhà). Khi đó HomeKit hoạt động hoàn toàn "local", tức là dữ liệu chỉ được gửi vòng vòng trong mạng nội bộ của nhà bạn thôi không đi ra server Apple hay bất kì bên thứ ba nào. Khi bạn nhấn nút "bật" trên app Home trên iPhone, lệnh sẽ đi đến router Wi-Fi, sau đó gửi thẳng về ổ cắm, bóng đèn... của bạn mà không cần phải đi ra Internet.
Đây là điểm khác biệt lớn nhất của hệ sinh thái Apple HomeKit so với Google Home hay Xiaomi. Với Google hay Xiaomi, dữ liệu khi bạn ra lệnh từ điện thoại sẽ đi ra Internet về máy chủ Google xử lý, sau đó lại được gửi qua Internet về cho thiết bị thông minh (ví dụ: bóng đèn). Điều này có 2 cái hạn chế:
Có thể điều khiển được đồ Apple HomeKit khi đã ra khỏi nhà không?
Câu trả lời là được, nhưng bạn phải có một thiết bị Apple nào đó trong nhà. Lúc đó nguyên lý hoạt động sẽ như thế này:
Bạn nhìn thấy phần trong nhà về cơ bản thì vẫn y như trên mình đã giải thích, nhưng phần ở ngoài nhà thì phải có thêm iCloud. iCloud lúc này trở thành trung gian chuyển tiếp lệnh của bạn về một cái "home hub" nằm trong nhà. Cái Home Hub đó có thể là iPad, Apple TV hoặc loa Apple HomePod. Gần đây các hãng như Sony, Samsung, LG cũng ra mắt một số dòng TV hỗ trợ HomeKit, chúng cũng có thể trở thành "home hub" đấy. Để xem hướng dẫn thiết bị iPad, Apple TV, HomePod làm hub, bạn hãy tham khảo link này của Apple.
Nói cách khác, nếu bạn muốn điều khiển được căn nhà của mình từ ngoài, bạn phải có thêm 1 thiết bị Apple nữa. Ví dụ mình có 1 iPhone và 1 iPad thì điều này khả thi, nhưng nếu bạn chỉ có 1 cái iPhone thì xem như bó tay.
Đây chính là cái hạn chế của việc điều khiển thiết bị trong mạng nội bộ. Như Google, Xiaomi thì lúc nào lệnh cũng được đưa về server của hãng để xử lý nên dù bạn ở trong nhà hay đang ngoài đường, dù bạn dùng Wi-Fi hay 4G gì thì cũng có thể điều khiển được smarthome. Còn Apple thì phải có một cục nằm trong nhà làm "trung gian" nữa thì đồ smarthome mới nhận được lệnh.
Tóm tắt lại chút: để phát huy tối đa tác dụng của hệ sinh thái Apple HomeKit, bạn sẽ cần dùng các thiết bị Apple, có iPhone, iPad hoặc Apple TV, HomePod. Nếu bạn là người dùng Android thì đồ HomeKit không dành cho bạn rồi Khác với các món đồ Google Home hay Xiaomi, chúng được thiết kế để hoạt động tốt với cả iOS và Android.
Apple HomeKit có những món đồ gì?
HomeKit tính ra cũng rất đa dạng, có chuông cửa, có camera an ninh, công tắc thông minh, bóng đèn, dây đèn LED, loa thông minh, thậm chí gần đây tích hợp được cả vào TV... Về mức độ đa dạng thì không thua kém gì các sản phẩm có hỗ trợ Google Home hay Amazon Alexa đâu. Về số lượng mẫu mã thì có ít hơn và cũng ít hãng tham gia làm đồ HomeKit do Apple thúc đẩy hệ sinh thái này sau Amazon và sau Google khá lâu.
Tại Việt Nam đồ HomeKit rất khó kiếm chứ không sướng như anh em ở Mỹ và Châu Âu có thể nhanh chóng mua từ Amazon. Không biết sau này khi nhu cầu tăng lên thì có dễ hơn không nhưng hiện tại không nhiều chỗ có bán đồ smarthome hỗ trợ HomeKit. Như cái ổ Koogeek của mình,, mình mua ở Insitu.vn, và phải đi lùng khá nhiều mới tìm được.
Trải nghiệm ghép đồ HomeKit với điện thoại / máy tính bảng ra sao?
Trước khi dùng được các món đồ smarthome, bạn phải kết nối chúng vào mạng (mạng local nội bộ, hoặc Internet) theo một cách nào đó, không chỉ riêng Apple hay Google hay Xiaomi gì cũng thế thôi.
Điểm khác biệt của đồ Apple HomeKit đó là mỗi thiết bị bán ra sẽ có một mã in trên giấy hoặc vỏ hộp. Bạn chỉ cần cắm điện cho thiết bị, dùng app Home trên iPhone, iPad để quét mã này là xong. Các khâu thiết lập khác sẽ được tự động thiết lập, bạn gần như không phải làm gì để kết nối được đồ smarthome vào Wi-Fi! Password Wi-Fi cũng không cần nhập, vì iPhone, iPad của bạn sẽ chia sẻ mật khẩu đó với thiết bị smarthome, đúng là đồ nhà trồng có khác, can thiệp được sâu ơi là sâu. Bạn xem video ở trên của mình sẽ rõ hơn.
Trong khi đó với hệ sinh thái Xiaomi hay Google thì bạn phải nhập password Wi-Fi thủ công, và đôi khi phải làm thêm vài bước khác để thiết bị thông minh của mình có thể kết nối được vào mạng. Lý do là app Google hay Xiaomi không thể chui vào hệ thống để lấy password Wi-Fi được.
Sau khi đã cho thiết bị vào mạng, bạn có thể dùng app Home để điều khiển gần như mọi chức năng của thiết bị, và bạn cũng không cần cài thêm app riêng của nhà sản xuất luôn (nếu muốn cài thì vẫn được thôi không sao). Chỉ riêng với một số thiết bị đặc biệt với các tính năng đặc thù thì mới cần cài thêm app của nhà sản xuất, còn với những món đồ đơn giản như bóng đèn, ổ cắm thông minh thì chỉ cần app Home của Apple là đủ.
Nguyên lý hoạt động của HomeKit hoạt động ra sao?
Hãy nhìn sơ đồ bên dưới:
Đây là điểm khác biệt lớn nhất của hệ sinh thái Apple HomeKit so với Google Home hay Xiaomi. Với Google hay Xiaomi, dữ liệu khi bạn ra lệnh từ điện thoại sẽ đi ra Internet về máy chủ Google xử lý, sau đó lại được gửi qua Internet về cho thiết bị thông minh (ví dụ: bóng đèn). Điều này có 2 cái hạn chế:
- Nếu như Internet bị mất thì bạn không thể điều khiển được những món đồ smarthome Xiaomi hay Google
- Trong trường hợp bình thường, thì việc đưa dữ liệu ra Internet xong phải đợi tín hiệu phản hồi lại thì chậm hơn so với việc dữ liệu chỉ chạy trong mạng nội bộ trong nhà
Có thể điều khiển được đồ Apple HomeKit khi đã ra khỏi nhà không?
Câu trả lời là được, nhưng bạn phải có một thiết bị Apple nào đó trong nhà. Lúc đó nguyên lý hoạt động sẽ như thế này:
Nói cách khác, nếu bạn muốn điều khiển được căn nhà của mình từ ngoài, bạn phải có thêm 1 thiết bị Apple nữa. Ví dụ mình có 1 iPhone và 1 iPad thì điều này khả thi, nhưng nếu bạn chỉ có 1 cái iPhone thì xem như bó tay.
Đây chính là cái hạn chế của việc điều khiển thiết bị trong mạng nội bộ. Như Google, Xiaomi thì lúc nào lệnh cũng được đưa về server của hãng để xử lý nên dù bạn ở trong nhà hay đang ngoài đường, dù bạn dùng Wi-Fi hay 4G gì thì cũng có thể điều khiển được smarthome. Còn Apple thì phải có một cục nằm trong nhà làm "trung gian" nữa thì đồ smarthome mới nhận được lệnh.
Tóm tắt lại chút: để phát huy tối đa tác dụng của hệ sinh thái Apple HomeKit, bạn sẽ cần dùng các thiết bị Apple, có iPhone, iPad hoặc Apple TV, HomePod. Nếu bạn là người dùng Android thì đồ HomeKit không dành cho bạn rồi Khác với các món đồ Google Home hay Xiaomi, chúng được thiết kế để hoạt động tốt với cả iOS và Android.
Nguồn: tinhte